Thước Lỗ Ban và cách sử dụng
Xem thêm:
Xin chào các bạn! Trong bài viết này đá mỹ nghệ Bảo Châu sẽ chia sẻ cùng các bạn về thước Lỗ Ban và cách sử dụng các loại thước Lỗ Ban.
Câu hỏi đặt ra là:
- Cách sử dụng từng loại thước Lỗ Ban như thế nào? Sử dụng trong trường hợp nào?
- Có mấy thoại thước Lỗ Ban?
Trong địa lý cổ Phương Đông thực hành, thước “Lỗ Ban” “kích thước xây lăng mộ chuẩn phong thủy” là một yếu tố không thể tách rời. Qua thực tế thiết kế và thi công vẫn có nhiều người tin tưởng vào cây thước cổ truyền này. Thước Lỗ Ban trong xây dựng là một cây thước kinh nghiệm, nó không thuộc bất kỳ hệ thống đo đạc nào trên thế giới, và được đúc kết kèm thử nghiệm cả ngàn đời nay chỉ để phân định hai chữ tốt và xấu. Dĩ nhiên chỉ bằng một cây thước làm sao cải đổi được vận mạng, nhưng có lẽ qua chính sự sử dụng của gia chủ qua nhiều đời mà nghiệm được rằng khi tai hoạ có đến thì cũng nhẹ đi một chút, lộc phúc có tìm thì may mắn được nhiều hơn.
Có nhiều truyền thuyết về cuộc đời của Lỗ Ban như khi ông sinh ra từng đàn sếu tụ tập lại và ngôi nhà toả hương thơm kỳ lạ, hay về những con chim gỗ dẫn đường cho ông chế tác ra những người gỗ bất tử … Tuy nhiên, lịch sử ghi lại Lỗ Ban họ Công Thâu tên gọi là Ban, người nước Lỗ đời Xuân Thu (hiện tại thuộc tình Sơn Đông – Trung Quốc), cùng thời với Mặc Tử (một triết gia nổi tiếng). Vì ông là người nước Lỗ, cho nên mọi người gọi ông là Lỗ Ban. Ông là một người thợ nổi tiếng thời cổ đại và cũng là một nhà phát minh xuất sắc. Từ ngàn năm nay, thợ mộc và thợ xây dựng Trung Quốc đều tôn thờ ông như một vị tổ sư.

Thước Lỗ Ban xây mộ là một loại thước phong thủy chuyên dùng trong việc đo đạc và lựa chọn kích thước hợp lý, cát tường (tốt đẹp) cho phần mộ, mồ mả, hay các công trình âm phần (liên quan đến người đã khuất). Loại thước này giúp người sử dụng chọn ra các số đo thuộc cung “đẹp” để mang lại may mắn, tránh các cung “xấu” gây tai họa hoặc ảnh hưởng xấu đến con cháu.
Các loại thước lỗ ban thông dụng ngày nay
Hiện nay trên thị trường có ba loại thước lỗ ban như sau:
Thước lỗ ban âm trạch, kích thước chuẩn 38,8cm: dùng để xây mộ và làm bàn thờ. Chiều dài chu kỳ thước là 388mm, chia thành 10 cung lớn theo thứ tự: Đinh – Hại – Vượng – Khổ – Nghĩa – Quan – Tử – Hưng – Thất – Tài. Mỗi cung có kích thước 38,8mm.
Thước lỗ ban thông thủy, kích thước chuẩn 52,2cm: được sử dụng trong đo đạc nhà cửa, cửa sổ, cửa chính… Thước có 8 cung lớn với chiều dài mỗi cung 65mm, gồm các cung: Quý Nhân – Hiểm Hỏa – Thiên Tài – Thiên Tai – Nhân Lộc – Cô Độc – Thiên Tặc – Tổ Tướng.
Thước lỗ ban dương trạch, kích thước chuẩn 42,9cm: dùng để đo đồ nội thất như kệ bếp, kệ tủ… Thước này cũng chia thành 8 cung, bao gồm: Mạng – Nạn – Quan – Nghĩa – Hại – Ly – Bệnh – Tài. Mỗi cung có chiều dài 53,625mm, với chu kỳ thước dài 429mm.
Cách sử dụng thước lỗ ban xây mộ 38,8cm
Trên thước lỗ ban có chia thông số đo lường và đánh dấu các cung giúp phân biệt khoảng tốt – xấu để người thợ chọn kích thước đẹp thiết kế hoặc biết khoảng cách xấu nào nên tránh theo quan niệm phong thủy.
Đặt thước tại vị trí cần đo, đối chiếu trên thước thuộc cung gì. Với tín ngưỡng về màu đỏ đại diện cho may mắn và màu đen đại diện cho điều xấu, việc chọn vị trí đặt thước cũng rất quan trọng. Hãy đặt thước ở những vị trí có cung tốt, tránh vị trí có cung xấu để hạn chế rủi ro trong quá trình đo đạc.
Khi sử dụng thước đo Lỗ Ban âm phần để đo liên quan đến các đối tượng âm như mồ mả, tiểu, quách, và nội thất như bàn thờ, kệ thờ, bạn có thể thực hiện các đo lường sau:
Đồ vật có dạng hình khối (ví dụ: tủ thờ, bàn thờ): Đo chiều dài, chiều rộng và chiều cao của đối tượng để có thông tin chi tiết về kích thước.
Đồ vật có dạng hình tròn (ví dụ: đĩa thờ, hình tròn trên bàn thờ): Đo đường kính ngoài của đối tượng để biết kích thước tổng quan của nó.
Đồ vật có dạng hình elip (ví dụ: hình elip trên bàn thờ): Đo cả hai đường kính chính của hình elip để xác định kích thước.
Ví dụ: Kích thước bàn thờ, Chiều dài 1m53, chiều cao 1m27cm và chiều rộng 81cm, cũng là chiều cao bàn thờ thấp. Ở vị trí 1m53, khi nhìn vào thước lỗ ban 38.8, nó rơi vào cung Nghênh Phúc (Tài). Còn khi nhìn lên thước 49 và 52, cả hai cũng rơi vào các cung tốt là Hoạch tài và Thi Thơ. Đây là những số đo phù hợp cho bạn, chúng phù hợp với không gian nhà của bạn, đảm bảo tính thoải mái và phong thủy tốt.
Một chu kỳ của thước lỗ ban âm phần 38.8 có chiều dài 38.8cm. Gồm có 10 cung lớn và 40 cung bé. Chu kỳ này sẽ được lặp lại 8 lần tới hết, nhờ thế mà người sử dụng dễ dàng hơn trong việc sử dụng và đo lường kích thước.
Thước này gồm 10 cung, 6 cung tốt (màu đỏ) và 4 cung xấu (màu đen). Đi từ trái sang phải, thứ tự như sau:
Cung 1 (đỏ, tốt) – Đinh 丁 : con trai, chia thành.

Cung 5 (đỏ, tốt) – Nghĩa 義, chia thành.

- Loại 42,9 cm dùng để đo hình khối nhà, đồ nội thất:


- Loại 52 cm dùng để đo các kích thước lỗ rỗng như cửa đi, cửa sổ, lỗ thoáng, không gian thông thủy, giếng trời:


Hi vọng với bài viết này sẽ giúp ích cho các bạn trong quá trình chọn kích thước đẹp, tránh kích thước xấu để sử dụng trong công việc được thuận lợi may mắn.
Nếu trong quá trình sử dụng mà các bạn còn chưa hiểu rõ về thước Lỗ Ban hãy gọi số điện thoại: 0962 819 032 để được trợ giúp.
Cảm ơn các bạn đã quan tâm!
Bài viết liên quan: