Kiến trúc đá tại khu tưởng niệm đại thi hào Nguyễn Du

Kiến trúc đá tại khu tưởng niệm đại thi hào Nguyễn Du

Khu tưởng niệm đại thi hào Nguyễn Du tại thôn Hồng Lam, xã Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh trên diện tích khá rộng lớn. Toát lên trong không gian của khu tưởng niệm là cây cối xanh tốt um tùm như rừng rậm tỏa bóng mát quanh năm.

Xưa kia cổng chính của khu tưởng niệm quay vào phía trong thôn Hồng Lam nhưng sau này để thuận tiện cho khách tham quan du lịch cổng chính được di chuyển ra phía ngoài đường chính.

Bia đá, bảng hiệu đá, bia cổng, bia khu tưởng niệm Nguyễn Du, Kiến trúc đá tại khu tưởng niệm đại thi hào Nguyễn Du
Bia đá trước cửa vào (cổng cũ)

Hai bên lối đi vào được trang trí bằng đèn đá hình tứ giác với kiểu đục bạt và thó tay truyền thống.

đèn đá, đèn đá trang trí, đèn đá sân vườn, khu tưởng niệm nguyễn du, Kiến trúc đá tại khu tưởng niệm đại thi hào Nguyễn Du
Đèn đá ở dọc các lối đi

Đi tiếp vào bên trong quý vị sẽ nhìn thấy bên trái có chiếc Khánh đá trước đây đặt tai đền thờ tiến sỹ Nguyễn Huệ (bác ruột của đại thi hào Nguyễn Du) về sau đền thờ bị bỏ hoang thì năm 1965 được chuyển vào khuôn viên khu lưu niệm.

Khánh đá, khánh đá cổ, Kiến trúc đá tại khu tưởng niệm đại thi hào Nguyễn Du
Khánh đá cổ tại khu lưu niệm

Bên phải là bia Trường Ninh do người dân Tiền Điền xây dựng vào thời Hoằng Định (1601-1609) ghi lại sự tích và những người có công xây dựng chùa Trường Ninh. Bia đá làm theo kiểu rùa đội bia

Bia đá, rùa đội bia, rùa đá, khu tưởng niệm Nguyễn Du, Kiến trúc đá tại khu tưởng niệm đại thi hào Nguyễn Du
Bia Trường Ninh mặt hông
Bia đá, rùa đội bia, rùa đá, khu tưởng niệm Nguyễn Du
Bia Trường Ninh mặt sau
Bia đá, rùa đội bia, rùa đá, khu tưởng niệm Nguyễn Du
Bia Trường Ninh mặt trước

Đi tiếp vào bên trong là nhà Văn Thánh là nơi hàng huyện thờ đức thánh Khổng Tử, trước đây đặt ở xã Xuân Viên, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh, năm 1975 đưa về đặt trong khu vườn họ Nguyễn xã Tiên Điền. Trước cửa nhà Văn Thánh có lư hương đá rất đẹp:

 

Lư hương đá đẹp, đỉnh hương đá đẹp, lư hương đá khu lưu niệm Nguyễn Du
Lư hương đá trước nhà Văn Thánh thờ đức Khổng Tử

Đi tiếp nữa là đàn tế và bia đá Nguyễn Quỳnh được xuân quận công Nguyễn Nghiễm xây dựng vào mùa thu năm 1972 để thờ phụng và ghi nhớ công ơn cha mẹ, với kiểu kiến chúc nhà bia bốn mái, cột gỗ kê lên chân tảng đá, phía trong là bia đá, phía trước là cây hương đá.

Bia đá, bia bộ đá, bia đá cổ
Bia đá thờ Nguyễn Quỳnh (mặt trước)
bia đá cổ, bia đá Nguyễn Quỳnh
Bia đá thờ Nguyễn Quỳnh (mặt sau)
Chân tảng đá, đá kê chân cột, đế cột đá
Chân tảng đá trong đàn tế và bia đá thờ Nguyễn Quỳnh, Kiến trúc đá tại khu tưởng niệm đại thi hào Nguyễn Du

 

Nhà bia bằng đá, bia mộ đá, cây hương đá, chân tảng đá, Kiến trúc đá tại khu tưởng niệm đại thi hào Nguyễn Du
Đàn tế và bia đá thờ Nguyễn Quỳnh

Tiếp đến là khu nhà thờ đại thi hào Nguyễn Du:

Lư hương đá, đỉnh hương đá, bát hương đá, lư hương đá đẹp, Kiến trúc đá tại khu tưởng niệm đại thi hào Nguyễn Du
Lư hương đá tại nhà thờ đại thi hào Nguyễn Du

Tiếp nữa là tượng đài và nhà lưu niệm(ngay lối cổng chính mới) trưng bày các hiện vật mà sinh thời đại thi hào Nguyễn Du sử dụng:

Đại thi hào Nguyễn Du, Kiến trúc đá tại khu tưởng niệm đại thi hào Nguyễn Du
Tượng đài đại thi hào Nguyễn Du và nhà lưu niệm

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gọi Điện Thoại Zalo Facebook