6 bia đá lạ ở khu lăng mộ đền Trần sẽ được di dời

6 bia đá lạ ở khu lăng mộ đền Trần sẽ được di dời

Từ khoản tiền công đức của nhóm Việt kiều ở Cộng hòa Séc, Ban quản lý di tích đền thờ các vua Trần (Thái Bình) đã cho dựng 6 tấm bia đặt trong khuôn viên đền. Bộ Văn hóa khẳng định 6 bia này dựng trái phép, yêu cầu di dời trước ngày 15/5.
IMG-9119-JPG-5290-1430888330.jpg

Đền Trần thuộc làng Tam Đường, xã Tiến Đức, huyện Hưng Hà, là một quần thể di tích gồm các đền thờ, lăng mộ thờ các vị vua quan nhà Trần. Ảnh: Giang Chinh

Ngày 5/5, đoàn thanh tra của Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch đã kiểm tra đột xuất di tích quốc gia đặc biệt đền thờ các vua nhà Trần tại huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình. Sau khi kiểm tra thực tế, đoàn đã lập biên bản và kết luận 6 bia đá mới dựng trong di tích này là trái phép, vi phạm Luật bảo vệ di sản văn hóa. Ban quản lý, chính quyền địa phương phải di dời bia ra khỏi di tích trước ngày 15/5. Thanh tra Sở Văn hóa phải giám sát việc di dời và báo cáo về Bộ sau ngày 15/5.

Trao đổi với VnExpress, ông Phan Văn Cường, cán bộ Ban quản lý di tích phân trần, đầu xuân 2015 một đoàn Việt kiều Cộng hòa Séc về Việt Nam đón Tết, đến tham quan di tích và công đức tiền với mục đích trích xuất một số nội dung sơ lược liên quan đến các công trình văn hóa thuộc khu di tích để khách tham quan trong và ngoài nước dễ nắm bắt, hiểu hơn về vùng đất địa linh nhân kiệt.

Thể theo nguyện vọng đó, UBND huyện Hưng Hà, Ban quản lý khu di tích đã xin ý kiến cấp trên và ngày 19/4 cho dựng 6 bia đá, trong đó 3 bia đặt trong khuôn viên đền thờ các vị vua, hoàng thân quốc thích nhà Trần; 3 bia đặt trước 3 ngôi mộ phía trước đền. Trên các tấm bia đều được ghi bằng 2 thứ tiếng: Tiếng Việt và tiếng Anh.

IMG20150506110502-1-7249-1430888330.jpg

Một tấm bia đá được dựng trái phép trước cửa đền thờ vua nhà Trần. Ảnh: Giang Chinh

Tuy nhiên, sau đó dư luận phản ứng vì các tấm bia rất phản cảm cả về hình thức lẫn dịch thuật. Có bia do rùa đội, có bia là long hổ, bia khác lại hình tượng hoa sen, không phù hợp với truyền thống mỹ thuật cổ Việt Nam. Việc dịch thuật không đảm bảo nguyên tắc, phần tiếng Anh có lẫn tiếng Việt, tiếng Anh có dấu.

Ông Nguyễn Công Khanh, Trưởng phòng Văn hóa – Thông tin huyện Hưng Hà, kiêm Trưởng Ban quản lý di tích cho biết, phần ngôn ngữ trên bia được Phòng Văn hóa huyện hợp đồng thuê một công ty ở Hà Nội dịch. Việc tạo mẫu bia được ký hợp đồng với một cá nhân đang sinh sống ở thành phố Thái Bình, sau đó thuê thợ đá làng đá Ninh Vân (Ninh Bình) thi công.

“Việc làm này của Ban quản lý nhằm đảm bảo mỹ quan cho di tích cũng như không gian, cảnh quan kiến trúc. Quá trình thi công, khánh thành, Phòng đều báo cáo Sở Văn hóa”, ông Khanh nói.

Hiện 6 bia đá đã được trùm kín, đợi đến ngày di chuyển.

Nguồn Vnexpress

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gọi Điện Thoại Zalo Facebook