Rồng Việt Nam: Lịch sử hình thành

Lịch sử hình thành

Xem thêm:

 

Từ xa xưa con Rồng đã có trong tâm thức người Việt, nhiều huyền thoại về rồng, với biểu hiện linh thiêng. Rồng là điểm hội tụ với ý nghĩa vũ trụ và nhân sinh. Người Việt có nguồn cội Lạc Hồng (Lạc Long Quân và Âu Cơ). Rồng là biểu tượng vật linh trong tín ngưỡng văn hoá dân gian. Rồng được sáng tạo thành hình tượng nghệ thuật và có mặt trong các thời kỳ nghệ thuật truyền thống của các vương triều tự chủ.
Rong-da-005-332x249
Người Việt sống tại vùng sông nước nên từ xưa họ đã tôn sùng cá sấu như một con vật linh thiêng, vì chúng đại diện cho sự trù phú và sức mạnh, thời kỳ này vùng đất người Việt sống còn rất nhiều cá sấu. Họ đã thần thánh hóa loài cá sấu lên thành con Giao Long mà người Trung Hoa gọi sau này, một cách thức tô điểm cho hình hài con cá sấu nhiều chi tiết tưởng tượng và cũng nhiều ý nghĩa hơn. Con rồng này tồn tại cùng tâm thức của người Việt trong suốt thời Văn Lang – Âu Lạc. Rất có thể từ con Giao Long này mà người Trung Hoa đã tạo ra con rồng Trung Hoa của họ.

Trong cả thiên niên kỉ bị đô hộ bởi Trung Hoa, trong hoàn cảnh chung của chính sách Hán hóa, hình ảnh con rồng Việt Nam phát triển theo các xu hướng giống với con rồng của người Hán. Đến khi giành được độc lập, hình tượng con Rồng sáng tạo không chỉ mang tính ứng dụng trang trí trong Hoàng cung, các ngôi chùa, cung điện mà còn có giá trị cái đẹp tạo hình. Hình tượng Rồng phát triển ở các vương triều, mỗi thời đều có đặc điểm phong cách đặc trưng. Cơ sở nhận diện hình tượng trên các phần thể hiện: Đầu Rồng (mắt, mũi, mồm, râu, bờm, sừng); hình dáng thân Rồng (các khúc uốn lượn); các chi tiết (vây,móng, đuôi) và đối chiếu với niên đại di tích để xác định Rồng các thời.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gọi Điện Thoại Zalo Facebook